Hotline
0949.41.41.41
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước như thế nào. Hãy cùng công ty cổ phần TMTH Việt An tìm hiểu những vấn về đó trong bài viết này nhé.
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như: nước thải, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chất chất thải, nước thải trong công nghiệp,…
Do các hiện tượng thời tiết (mưa, lũ lụt, gió bão,…) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng.
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
Ngoài ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, rò rỉ dầu do tai nạn, ảnh hưởng của chất phóng xạ, đô thị hóa, chất thải động vật…
Chắc có lẽ không ít người vẫn chưa quên được vụ nhiễm dầu của sông đà gần đây khiến nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi tại thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hay cả vụ thảm họa năm 2008 trên sông Thị Vải (Sông Đồng Nai) do nhà máy sản xuất Vedan xả thải ra môi trường nước khiến tôm cá chết hàng loạt,…
Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có lượng rác thải đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay.
Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến người ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nguồn nước gây ra.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư và một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.
Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen…: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.
Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Ô nhiễm môi trường nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước mặt
– Nguồn nước ngầm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
– Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Như phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người, …
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước cần phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và yếu tố quan trọng nhất là có sự chung tay của cả xã hội. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.
– Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất, để bảo vệ nguồn nước sạch vì nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
– Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
– Đối với các nhà máy xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra bên ngoài cũng là biện pháp hiệu quả.
– Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm bằng cách xây dựng hầm tự hoại, cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, phân nước tiểu ra môi trường bên ngoài.
– Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dung phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp với sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
– Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư các công trình xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn, và nghiên cứu các biện pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả.
Lắp đặt dây chuyền lọc nước để bảo vệ sức khỏe cộng đồng là giải pháp hữu hiệu hiện nay
Như trên chắc các bạn đã biết về thực trạng cũng như hậu quả của nguồn nước ô nhiễm. Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe trước tác động xấu của ô nhiễm nguồn nước mỗi gia đình nên sử dụng các thiết bị lọc nước tổng sinh hoạt, dây chuyền lọc nước RO, Nano… Đế có nguồn nước sạch an toàn cho gia đình và xã hội.
Hiện nay, hệ thống lọc nước công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó phổ biến nhất là cung cấp nguồn nước uống trực tiếp đảm bảo sức khỏe cho con người trong các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thương mại, khu chung cư, các nhà máy, xí nghiệp... Chúng còn cung cấp nước sạch tinh khiết cho hoạt động sản xuất nước tinh khiết, sản xuất nước đóng chai, đóng bình trong các cơ sở sản xuất nước uống hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm tới các hệ thống lọc nước công nghiệp công suất lớn, bạn muốn sở hữu sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế với giá cả hợp lý và được bảo hành tận nơi trong thời gian dài. Hãy liên hệ với Việt An để được tư vấn hỗ trợ MIỄN PHÍ. Liên hệ Hotline 0943414141 – 0949414141 để được hỗ trợ.
Hỏi đáp & đánh giá Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi